Chuyển đến nội dung chính

Những người phụ nữ thu gom rác


Những người phụ nữ thu gom rác
Ngày cập nhật 20/05/2015 10:11
(TTH) - Không ngần ngại về tuổi tác, giới tính, những chị em lao công ở tổ thu gom rác phường Tứ Hạ (thị xã Hương Trà), ngoài việc đi gom nhặt rác, hằng ngày họ vẫn thay phiên nhau đảm đương nhiệm vụ bám đuôi xe chuyên dụng đến từng tuyến đường, ngõ hẻm để đưa những thùng rác nặng trên trăm ký lên xe ép rác chuyên dụng.Không ngại khó, ngại khổ

Đúng 5 giờ sáng, các chị em ở tổ thu gom rác phường Tứ Hạ bắt đầu vào ca. Luân phiên nhau, cứ tốp này bám theo xe thu gom rác vận chuyển rác, thì tốp khác phụ trách đi thu gom rác tại từng khu vực, tổ dân phố ở 2 phường Tứ Hạ và Hương Vân. Bắt đầu hoạt động từ năm 2001, đến nay, tổ thu gom rác thải phường Tứ Hạ có 11 người, trong đó gồm 9 nữ. Phần lớn trong số họ đều có thâm niên trong nghề từ 8, 9 năm trở lên, có người đã bám nghề này từ những ngày đầu mới thành lập tổ.
http://khangminhauto.vn/xe-chuyen-dung/xe-ep-cho-rac.html

Là phái nữ, nhưng các chị vẫn đảm nhiệm trôi tròn việc thu gom, vận chuyển rác về bãi xử lý
Hằng ngày, các chị đi từng ngóc ngách, ngõ hẻm, đến từng nhà dân, các điểm có nhiều rác để thu gom. Trước đây, lúc chưa được đầu tư xe vận chuyển rác chuyên dụng, mỗi ngày, các chị phải cuốc bộ với lộ trình hàng chục cây số để thu gom, đẩy rác đến bãi tập kết rác tạm thời. Từ ngày có xe vận chuyển rác, công việc tuy đỡ vất vả hơn, nhưng bù lại lượng rác nhiều gấp đôi, gấp ba so với trước đây và phải phụ trách thêm địa bàn Hương Vân tương đối rộng và xa, nên thời gian và khối lượng công việc của các chị em không hề nhẹ hơn chút nào. Đều đặn các ngày trong tuần, từ 5 giờ sáng đến 10 giờ trưa và buổi chiều từ 14 giờ đến 17 giờ, các chị cứ lặng lẽ di chuyển đến các nhà dân để lấy rác, gom thành từng đống hoặc cho vào thùng đựng rác gần nhất để xe chở rác thuận tiện thu gom vận chuyển về bãi xử lý tập trung cách trung tâm phường Tứ Hạ khoảng 15km. Bình quân mỗi ngày, xe ép rác đi thu gom vận chuyển từ 3 đến 4 chuyến tại 400 thùng rác và các điểm tập kết với khối lượng khoảng 30m3 rác/ngày, với lộ trình thu gom trên toàn phường Tứ Hạ và Hương Vân từ 100km đến 120km/ngày.
Chị Lê Thị Thu, người có thâm niên 14 năm trong nghề vui vẻ: “Tuy là phụ nữ, nhưng bọn tui không ngán việc chi hết. Từ việc băng bộ thu gom rác từ các đường cùng, ngõ hẻm cho đến bám đuôi xe, nhảy lên xuống xe để chuyển những thùng rác nặng cả trên trăm cân lên xe... bọn tui đều làm được hết”.
Quan sát một chặng đường hoạt động, hình ảnh các chị cứ thoăn thoắt, nhanh nhẹn lên xuống nhận rác để chuyển lên xe. Công việc cứ thế nhịp nhàng từ khu phố này đến tuyến đường khác, miễn sao lúc nào gom đầy những chuyến xe và gom hết rác ở các thùng thì lúc đó mới kết thúc một ngày làm việc. Chị Trần Thị Thanh Thủy, người có 8 năm trong nghề tự tin chia sẻ: “Chỉ cần có sức khỏe, việc gì đàn ông làm được thì phụ nữ cũng không hề ngần ngại. Phụ nữ chúng tôi có tính kiên trì, chịu khó, nên với công việc này, không những không thua kém mà có lúc chúng tôi làm còn hiệu quả hơn cánh đàn ông”.
Công việc không phải lúc nào cũng suôn sẻ, các anh chị trong tổ kể lại những lần xe ép rác bị hư nằm chờ sửa là công việc dồn ứ lại. Chỉ cần 1, 2 ngày không đưa rác ra khỏi địa bàn phường là chị em phải tất bật gom rác cột thật kỹ vào từng bao, chất thành từng điểm gọn gàng chờ lúc xe hoạt động trở lại, tránh gây mùi hôi, ô nhiễm môi trường. Những lúc như thế, các chị em vẫn xem như công việc thường xuyên, không hề kêu ca, tính toán.
Vui với nghề 
Lau những giọt mồ hồi còn đọng lại trên trán, chị Trần Thị Hòa, một trong những người kỳ cựu tham gia tổ thu gom rác từ gần 10 năm nay và cũng là người lớn tuổi nhất trong tổ chia sẻ: “Mới vào nghề, ai cũng cảm thấy rất khó chịu vì chưa quen với mùi hôi của đủ thứ rác và còn lúng ta lúng túng lắm! Nhưng dần dà rồi cũng quen và ai cũng xác định gắn bó với nghề nên luôn nỗ lực và có ý thức, tinh thần trách nhiệm cao”. “Chúng tôi coi đây là ngôi nhà chung, nhà ai có chuyện buồn, chuyện vui đều chia sẻ bằng vật chất hoặc tinh thần để động viên nhau vượt khó. Trong công tác, nếu ai có công việc bận đột xuất thì các chị em đều chung tay san sẻ, tạo điều kiện cho nhau”, chị Thu nói.
Chị Thu kể, vào năm 2001, lúc nghe UBND thị trấn Tứ Hạ thông báo tuyển người vào tổ thu gom rác thải, tôi liền viết đơn xin đăng ký vào tổ. Trong khi chờ đợi ủy ban thị trấn xét duyệt, tôi vẫn còn đắn đo, phân vân. Vì hồi đó, nghề này còn khá mới mẻ, các con tôi khi nghe mẹ mình làm nghề này thì phản đối và có cảm giác mặc cảm. Sau khi phân tích cho các con hiểu và được chồng động viên, tôi quyết định theo nghề này. “Nhưng không phải dễ để được tuyển chọn mô đó, những ai có sức khỏe mới lọt được vào tốp của tổ thu gom rác”, chị Thu cười sảng khoái.
Là nghề kén người, lao động trong môi trường ô nhiễm, với mức lương tất tần tật chưa tới 1,5 triệu đồng/người/tháng, nhưng các anh, chị vẫn vui vẻ bám nghề. Thắc mắc với số tiền chừng ấy liệu có đủ trang trải gia đình, nuôi con ăn học, chị Thủy thật thà giải thích: “Chị em bọn tui phải tranh thủ để kết hợp chăn nuôi thêm heo, gà, trồng thêm lúa, đậu, chứ mức lương chừng đó làm sao sống được”.
Mỗi người mỗi cảnh, nhưng với mong muốn đem lại môi trường xanh, sạch đẹp cho bộ mặt thị xã nên họ vẫn năng nổ lao động. Người lớn tuổi nhất năm nay cũng ngót ngét 55, nhỏ nhất 39 tuổi, tuy độ tuổi không còn trẻ, nhưng đều xuất thân từ lao động nên sức khỏe của các chị vẫn còn dẻo dai, nhanh nhẹn và năng động không thua kém thanh niên. Dù nắng hay mưa, các chị vẫn miệt mài thay phiên nhau đẩy từng chiếc xe đẩy tay đi gom rác, bám xe ép rác để đưa từng thùng rác nặng nề lên xe, đảm bảo gom thật sạch, không để rác tồn đọng gây ô nhiễm, ảnh hưởng cảnh quan môi trường đô thị.
“Trước đây, dù các thùng rác được bố trí sẵn ở nhiều nơi, nhưng người dân vẫn vô tư thải rác ra đường, vứt bừa bãi. Bây giờ, tình trạng này đã giảm đi rất nhiều, nơi nào không có thùng rác thì người dân cột gọn gàng vào bao bì và tập kết ở điểm quy định để các chị em lao công thuận tiên thu gom. Ngay việc mở nắp bỏ rác vào thùng, để rác đúng nơi đúng chỗ của người dân đã thể hiện rõ ý thức bảo vệ môi trường và phần nào tỏ thái độ tôn trọng nghề rác chúng tôi”, tổ trưởng tổ thu gom rác phường Tứ Hạ tâm sự.
Xã hội phân công mỗi người mỗi việc và công việc thầm lặng của các chị càng đáng trân trọng hơn khi đã đóng góp không nhỏ vào việc cải thiện môi trường, bảo vệ cảnh quan, làm đẹp cho bộ mặt trung tâm thị xã, phường Hương Vân. Lúc chia tay, các chị không quên nhắn nhủ với chúng tôi: “Nghề gom rác tuy vất vả, độc hại, nhưng bọn chị rất vui vì đã góp một phần công sức trong công tác bảo vệ môi trường và thay đổi thói quen xử lý rác thải của người dân.”
Bài, ảnh: Hoài Thương

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thiếu phương tiện xe thu gom rác ở Đức Trọng

Thiếu phương tiện xe thu gom rác ở Đức Trọng Cập nhật lúc 08:18, Thứ Sáu, 11/07/2014 (GMT+7) Địa bàn rộng, tốc độ đô thị hóa nhanh, lượng rác thải phát sinh cần thu gom ngày càng nhiều trong khi Đức Trọng đang rất thiếu phương tiện và bãi rác hiện nay cũng đang quá tải.   http://khangminhauto.vn/xe-chuyen-dung/xe-ep-cho-rac.html Xe thu gom rác của Đội Vệ sinh môi trường đang thu gom rác trong khu dân cư tại thị trấn Liên Nghĩa   Huy động hết công suất phương tiện mỗi ngày   Là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc thu gom rác làm sạch đường phố, Đội Vệ sinh môi trường của Trung tâm Quản lý khai thác công trình công cộng Đức Trọng hiện có 52 người làm việc, trong đó có 18 người thuộc tổ quét, còn lại là bốc xúc, lái xe. Đội đang vận hành 5 xe rác gồm 2 xe cỡ nhỏ có trọng tải 2,5 tấn và 3 xe tải cỡ trung trọng tải 5 tấn. 2 xe rác nhỏ khá cũ, sử dụng đã lâu, thường xuyên hỏng hóc. 3 chiếc xe lớn sản xuất cách đây chừng chục năm, có đỡ hơn. Tổng cộng mỗi ngày

Bãi rác khổng lồ ở Đồng Nai: Thủ phạm là đơn vị làm... vệ sinh môi trường!

Bãi rác khổng lồ ở Đồng Nai: Thủ phạm là đơn vị làm... vệ sinh môi trường! Phát hiện HTX Thành Lâm vẫn lén lút đổ rác xuống khu vực bị cấm, chính quyền đã mời HTX này lên làm việc, tuy nhiên chỉ ngay hôm sau họ tiếp tục cho 2 xe ép rác tới đây xả tiếp. Liên quan đến bãi rác tự phát tại địa bàn giáp ranh giữa hai huyện Vĩnh Cửu và Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai, ngày 22/10 Báo điện tử Infonet  tiếp tục nhận được công văn trả lời của Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Trảng Bom. Công văn này cho thấy UBND huyện Trảng Bom rất có trách nhiệm trong việc chia sẻ, trao đổi thông tin với báo chí. Huyện này rất quyết tâm xử lý dứt điểm vấn đề bãi rác tự phát, thể hiện ở việc có hẳn một nghị quyết tại HĐND huyện Trang Bom tại kỳ họp thứ 4 khóa II ngày 17/7/2012, duyệt phương án "Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Trang Bom giai đoạn 2012 - 2015", và sau đó là các kế hoạch, các văn bản triển khai của UBND huyện, của Phòng Tài nguyên và Môi trư

xe thu gom rác dân lập chúng tôi kiểu gì cũng bị phạt

xe thu gom rác dân lập chúng tôi kiểu gì cũng bị phạt 28/01/2016 21:57 GMT+7 TT - Câu chuyện của người gom rác dân lập trong bài  “Lên đời” cho xe gom rác: quá khó  ( Tuổi Trẻ  ngày 27-1) được nhiều người làm công việc nặng nhọc này ở TP.HCM đồng cảm, chia sẻ. http://khangminhauto.vn/xe-chuyen-dung/xe-ep-cho-rac.html Nhiều người không cải tạo được xe tải, phải đi gom rác bằng xe kéo như thế này - Ảnh: Q.Khải Tuổi Trẻ  giới thiệu một số ý kiến của người trong cuộc, đại diện địa phương và cơ quan chức năng đề xuất tìm lối ra cho người gom rác dân lập. *  Ông Tạ Văn Đực  (phụ trách HTX vệ sinh môi trường Thống Nhất, Q.Bình Thạnh, TP.HCM): Phía sau người gom rác là cả một gia đình... Người gom rác cũng muốn thực hiện theo quy định, nhưng hiện nay trong nước chưa có loại xe tải loại nhỏ nào thiết kế chuyên dụng cho chở rác nên để tận dụng xe tải hiện có, người gom rác phải cải tạo lại xe cho phù hợp. Nhiều người đã đối phó với đăng kiểm bằng cách phải tháo