Chuyển đến nội dung chính

Thủ đô có thiếu tiền mua xe chở rác?

Thủ đô có thiếu tiền mua xe chở rác?

Trở lại câu chuyện, 25 năm sống ở Hà Nội, cũng là 20 năm làm báo, người viết bài này thật sự không muốn câu chuyện mình đưa ra chỉ là dằn vặt, đay nghiến về mấy cái xe cho rac và mấy người lao công vất vả đi thu gom rác để làm sạch thủ đô. Chúng tôi muốn nói một câu chuyện lớn hơn, ấy là lối quản lý luộm thuộm, làm phiền người khác một cách có hệ thống và không hề thấy xấu hổ của không ít cơ quan hữu trách đang hằng ngày, hằng giờ có nhiệm vụ đem đến cho người Việt Nam và bạn bè quốc tế hình ảnh một thủ đô thanh lịch, sạch đẹp, cầu thị. 
    http://khangminhauto.vn/xe-chuyen-dung/xe-ep-cho-rac.html
    Đồng thuận để coi chuyện “rác rưởi” là không nên... bới ra?
    Câu hỏi quan trọng cần đặt ra ở đây là: Tại sao lại xảy ra tình trạng vô lý, phổ biến, buồn bã và kéo dài suốt nhiều năm qua đó? Vì các xe chở rác bằng sắt kia vốn được thiết kế khá khoa học, để phù hợp với từng địa bàn. Nhưng nó đã bị làm cho “biến thái” bởi sự buông lỏng quản lý hay đúng hơn là sự luộm thuộm trong điều hành. Xe chở đúng thiết kế, thì dù nước thối từ các túi rác rỉ ra, cũng không sao, vì đáy xe kín.
    Thậm chí nhiều xe còn có nắp đậy hẳn hoi. Còn, khi người ta buộc phải dùng các thanh tre, các tấm gỗ, những phiến bìa các tông gia cố cho cái xe to hơn, cao hơn (thậm chí hơn cả gấp đôi “không gian” vốn có) so với thiết kế thì dĩ nhiên việc xe nặng hơn, không điều khiển được, xe ngáng hết đường, việc người chở xe rác bị “mù” vì không nhìn được đường, việc rác rơi rụng rồi xả ra phố cùng nước thối... cho hàng triệu người cùng ngửi là dĩ nhiên.

     Các nữ công nhân lọt thỏm giữa các xe rác “biến thái”. Ảnh: KỲ ANH
    Đấy là chưa kể, tình trạng cực kỳ phổ biến nữa: Quá nhiều con đường đông đúc, quá nhiều cổng trụ sở của các cơ quan thanh lịch, rồi “sảnh” của các khu dân cư, chung cư đẹp đẽ đã bị... trưng dụng trong nhiều năm để làm nơi tập kết các xe rác, rồi xe lớn để ào ào cẩu rác lao đi. Suốt ngày nọ qua ngày kia, là tắc đường, là xú uế mà không một ai “dám” lên tiếng. Thậm chí, ở nhiều nơi, người ta còn bắn tôn, làm cả một dãy lô cốt trên vỉa hè để chuyên phục vụ việc thu gom rác. Lẽ ra chúng ta cần quy hoạch những nơi để làm “sàn diễn” cho lực lượng thu gom rác, thay vì làm úi xùi, bừa phứa, tắc trách như hiện nay!
    Câu hỏi nữa đặt ra là: Ai đã đồng thuận cho việc đó xảy ra trên diện rộng, với 100% các xe đang lưu hành, suốt nhiều năm qua (đến mức người ta coi điều đó là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”)? Chắc chắn UBND TP.Hà Nội phải giao cho một đơn vị xử lý rác, đơn vị đó sẽ giao cho các đơn vị nhỏ hơn, rồi “khoán” cho các người thu gom vận chuyển rác. Nếu việc trên là sự cho phép hoặc cho phép bất thành văn của người quản lý, thì đó là một điều đáng xấu hổ. Như thế là tàn ác với “chị lao công như sắt như đồng” rồi những người thu gom vận chuyển khác.
    Như thế là “trải” rác bẩn khắp thủ đô và bắt hàng triệu người cùng phải ngửi, là vi phạm an toàn giao thông trên diện rộng, là làm xấu bộ mặt thủ đô văn minh. Nếu các việc trên diễn ra trong nhiều năm, ở tất cả các địa bàn chúng tôi khảo sát, thì sự buông lỏng quản lý ở đây là không thể chấp nhận được. Nếu UBND TP.Hà Nội cung cấp đủ tiền, đủ nhân lực cho cơ quan thu gom rác, thì ở đây có một sự ăn bớt nguy hiểm.
    Cụ thể, qua phỏng vấn ngẫu nhiên hàng chục người thu gom rác ở nhiều quận, phường giữa lòng Hà Nội, chúng tôi nhận được kết quả bất ngờ rằng, người ta đã bố trí không đủ người, không đủ xe vận chuyển rác, trong khi tiến độ thì bị ép phải tuân thủ, nên người thu gom rác buộc phải “quá khổ, quá tải” cho các xe rác. Nếu đúng như vậy, thì nước Việt Nam và thủ đô văn hiến của chúng ta có thiếu chút tiền nhỏ mua thêm ít xe chở rác với
    giá 3 triệu đồng/xe không? Chúng ta có thiếu nhân lực đến mức đày đọa người quét và thu gom rác rồi làm rầu lòng 7 triệu người thủ đô và các vị khách trong, ngoài nước như hiện nay không? Nếu câu trả lời là “không thiếu”, nhất là khi chúng ta sẵn sàng bỏ hàng nghìn tỉ đồng ra để mở một khúc đường ngắn cho Hà Nội văn minh an toàn hơn; thì chúng ta cần xem lại bàn tay quản lý của những đơn vị, những cá nhân được giao thu gom xử lý rác ở Hà Nội. Liệu có khuất tất gì ở đây không?
    Chị em thu gom rác bị “làm khó” đến bao giờ?
    Chúng tôi nghĩ rằng, mỗi đơn vị, mỗi ngành nghề đều được ăn lương, vinh dự được xã hội giao cho nhiệm vụ và cần phải thực thi tốt nhiệm vụ đó. Nếu không làm tốt thì tự mình phải thấy xấu hổ và xã hội cần có bàn tay nghiêm khắc xử lý. Đừng nghĩ rằng họ vất vả thu gom rác bẩn thỉu cho ta sạch sẽ rồi, thì họ nhây bẩn, họ gây tai nạn gây tắc đường một tí, họ luộm thuộm một tí thì ta phải thông cảm.
    Những chiếc xe chở rác ở Hà Nội được gia cố to hơn, cao hơn gấp đôi thiết kế ban đầu. Ảnh: Đ.D.H
    Chúng ta không nên nghĩ như vậy, mà nên sòng phẳng: Sao những người móc cống ngầm họ không vừa đi đường vừa ồng ộc đổ xú uế kinh khủng dưới lòng cống thối lên... bát phố? Tóm lại, nếu lực lượng thu gom xử lý rác hiện nay làm không tốt, chúng ta có thể bầu bán hoặc đấu thầu thuê riêng một lực lượng khác làm tốt hơn. Bởi kinh phí để làm việc này, cũng là tiền thuế của tôi và các bạn bỏ ra, chúng ta có quyền đòi hỏi một sự minh bạch. Nếu không minh bạch chuyện A thì chúng ta sẽ bị lây nhiễm sự minh bạch đó sang cả chuyện B.
    Đấy là chưa kể, với mức lương 3-4 triệu đồng như chị em nói, mà công việc vốn dĩ đã vất vả, nay lại thêm việc bị ép đẩy những cỗ xe “quá khổ, quá tải” kia, thì đúng là họ đang bị hành hạ. Tất nhiên họ tự nguyện đi làm để mưu sinh, xin việc vào ngành này bây giờ còn nhiều cửa ải vất vả lắm, chứ chẳng chơi. Nhưng với lối ứng xử, “ép” công việc mà “bớt xén” phương tiện lao động như hiện nay, thì sức khỏe của họ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, sự độc hại do bị rác bẩn “nhiễm” vào người sẽ tăng gấp bội khi thu gom, đẩy rác với các cỗ xe “siêu trường siêu trọng” toàn rác, rác trùm từ đỉnh đầu đến ba bề bốn bên thế kia. Nó khác hẳn với việc, chị em làm nghề này, ở các địa phương mà họ được sử dụng các xe thu gom đúng quy trình, đúng công suất thiết kế. Thêm nữa, khi đẩy những cỗ xe “mù” trên ngõ hẹp, phố đông, khuya khoắt, mưa rét, tức là họ thường trực đối mặt với nguy cơ bị tai nạn giao thông và gây tai nạn giao thông.
    Để chấm dứt tình trạng vô lối và đầy khuất tất này thì... quá dễ. Chúng ta có xe quá khổ, quá tải hoành hoành trên các quốc lộ, lực lượng liên ngành của cả nước phải chung tay ngăn chặn quyết liệt. Bây giờ nạn quá khổ, quá tải của xe rác làm cho chị em quá khổ sở, muốn chặn đứng nó lại để hàng triệu người đỡ phải khổ cùng chị em lao công, cũng... quá dễ! Tăng thêm xe chở rác. Có lực lượng thanh-kiểm tra và có sự giám sát đầy nhân ái của 7 triệu người thủ đô, rằng xe rác phải chở đúng thiết kế, đúng tải trọng của xe. Cần quy hoạch bãi thu gom rác vận chuyển rác, họ chiếm lòng lề đường, chiếm các khu dân cư thì cần xử phạt họ như xe... vi phạm giao thông, vi phạm trật tự thủ đô. Cá nhân nào, đơn vị nào làm sai, không có phương án khắc phục hiệu quả, thì cách chức, đấu thầu lại, không rót kinh phí hoạt động nữa. Xong!
    Hóa ra, câu chuyện của những chiếc xe “mù” chở rác, lại là câu chuyện về trách nhiệm giám sát và một lối sống không vô cảm với chị em, với đồng bào mình, với hình ảnh một Hà Nội tử tế trong mắt bạn bè bốn phương..., mà chính mỗi công dân Hà Nội đều có một phần lỗi - trách nhiệm.

    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    Thiếu phương tiện xe thu gom rác ở Đức Trọng

    Thiếu phương tiện xe thu gom rác ở Đức Trọng Cập nhật lúc 08:18, Thứ Sáu, 11/07/2014 (GMT+7) Địa bàn rộng, tốc độ đô thị hóa nhanh, lượng rác thải phát sinh cần thu gom ngày càng nhiều trong khi Đức Trọng đang rất thiếu phương tiện và bãi rác hiện nay cũng đang quá tải.   http://khangminhauto.vn/xe-chuyen-dung/xe-ep-cho-rac.html Xe thu gom rác của Đội Vệ sinh môi trường đang thu gom rác trong khu dân cư tại thị trấn Liên Nghĩa   Huy động hết công suất phương tiện mỗi ngày   Là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc thu gom rác làm sạch đường phố, Đội Vệ sinh môi trường của Trung tâm Quản lý khai thác công trình công cộng Đức Trọng hiện có 52 người làm việc, trong đó có 18 người thuộc tổ quét, còn lại là bốc xúc, lái xe. Đội đang vận hành 5 xe rác gồm 2 xe cỡ nhỏ có trọng tải 2,5 tấn và 3 xe tải cỡ trung trọng tải 5 tấn. 2 xe rác nhỏ khá cũ, sử dụng đã lâu, thường xuyên hỏng hóc. 3 chiếc xe lớn sản xuất cách đây chừng chục năm, có đỡ hơn. Tổng cộng mỗi ngày

    Bãi rác khổng lồ ở Đồng Nai: Thủ phạm là đơn vị làm... vệ sinh môi trường!

    Bãi rác khổng lồ ở Đồng Nai: Thủ phạm là đơn vị làm... vệ sinh môi trường! Phát hiện HTX Thành Lâm vẫn lén lút đổ rác xuống khu vực bị cấm, chính quyền đã mời HTX này lên làm việc, tuy nhiên chỉ ngay hôm sau họ tiếp tục cho 2 xe ép rác tới đây xả tiếp. Liên quan đến bãi rác tự phát tại địa bàn giáp ranh giữa hai huyện Vĩnh Cửu và Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai, ngày 22/10 Báo điện tử Infonet  tiếp tục nhận được công văn trả lời của Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Trảng Bom. Công văn này cho thấy UBND huyện Trảng Bom rất có trách nhiệm trong việc chia sẻ, trao đổi thông tin với báo chí. Huyện này rất quyết tâm xử lý dứt điểm vấn đề bãi rác tự phát, thể hiện ở việc có hẳn một nghị quyết tại HĐND huyện Trang Bom tại kỳ họp thứ 4 khóa II ngày 17/7/2012, duyệt phương án "Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Trang Bom giai đoạn 2012 - 2015", và sau đó là các kế hoạch, các văn bản triển khai của UBND huyện, của Phòng Tài nguyên và Môi trư

    xe thu gom rác dân lập chúng tôi kiểu gì cũng bị phạt

    xe thu gom rác dân lập chúng tôi kiểu gì cũng bị phạt 28/01/2016 21:57 GMT+7 TT - Câu chuyện của người gom rác dân lập trong bài  “Lên đời” cho xe gom rác: quá khó  ( Tuổi Trẻ  ngày 27-1) được nhiều người làm công việc nặng nhọc này ở TP.HCM đồng cảm, chia sẻ. http://khangminhauto.vn/xe-chuyen-dung/xe-ep-cho-rac.html Nhiều người không cải tạo được xe tải, phải đi gom rác bằng xe kéo như thế này - Ảnh: Q.Khải Tuổi Trẻ  giới thiệu một số ý kiến của người trong cuộc, đại diện địa phương và cơ quan chức năng đề xuất tìm lối ra cho người gom rác dân lập. *  Ông Tạ Văn Đực  (phụ trách HTX vệ sinh môi trường Thống Nhất, Q.Bình Thạnh, TP.HCM): Phía sau người gom rác là cả một gia đình... Người gom rác cũng muốn thực hiện theo quy định, nhưng hiện nay trong nước chưa có loại xe tải loại nhỏ nào thiết kế chuyên dụng cho chở rác nên để tận dụng xe tải hiện có, người gom rác phải cải tạo lại xe cho phù hợp. Nhiều người đã đối phó với đăng kiểm bằng cách phải tháo